Acrylic
1. Định nghĩa tấm Acrylic
Trong ngành gỗ, tấm Acrylic là một loại bề mặt trang trí và thường được ép lên các tấm vật liệu gỗ công nghiệp để ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất. Acrylic – có tên khoa học là PMMA (Polymethyl Methacrylate) và là một loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ.
2. Lịch sử hình thành & phát triển
Vật liệu này được phát triển vào năm 1928 trong các phòng thí nghiệm khác nhau bởi nhiều nhà hóa học như William Chalmers, Otto Rohm và Walter Bauer và lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào năm 1933 bởi Công ty Rohm and Haas dưới thương hiệu Plexiglas.
3. Tính chất vật lý và đặc điểm chung tấm bề mặt Acrylic
- Tấm Acrylic trong suốt, cứng và đàn hồi.
- Acrylic có khối lượng riêng là 1,18 g/cm3.
- Một tấm Acrylic dày 3mm sẽ cho khoảng 98% ánh sáng thường lọt qua.
- Nhiệt độ nóng chảy của Acrylic là 160 độ C (Khoảng 433 độ K; 320 độ F).
4. Ưu điểm của tấm Acrylic
- Acrylic có bề mặt sáng, hiện đại.
- Màu sắc phong phú.
- Có khả năng chống tia cực tím.
- Khó biến dạng dưới tác động vật lý.
- Nhẹ, dễ thi công.
- Do có tính chất dẻo nên Acrylic dễ gia công như cắt, uốn, ép…theo ý muốn.
5. Nhược điểm của tấm bề mặt Acrylic
- Bề mặt dễ xước
- Giá thành tương đối cao so với các loại vật liệu công nghiệp khác.
- Máy móc để gia công tấm Acrylic cần phải hiện đại và có độ chính xác cao.
- Không phù hợp với những không gian nội thất cổ điển.
6. Ứng dụng
Trong ngành nội thất, Acrylic thường được dán lên bề mặt của các tấm vật liệu khác như gỗ MDF hay gỗ HDF để ứng dụng trong sản xuất các đồ nội thất như giường, tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi, cửa, vân vân.