90 NGÀY MỸ HOÃN ÁP DỤNG THUẾ ĐỐI ỨNG: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

16/04/2025
Tình hình xuất - nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong Quý I năm 2025 tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, trước việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng, Việt Nam cũng đối mặt với các thách thức và trên đà sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội mới.

Trong tháng 3/2025 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,47 tỷ USD tăng 43,6% so với tháng 02/2025 và tăng 13,3% so với tháng 3/2024. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,01 tỷ USD, tăng 52,4% so với tháng 02/2025 và tăng 13,5% so với tháng 3/2024.

Tính chung 3 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2024. 

Thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Bắc Âu trong tháng 3 năm nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tính chung 3 tháng đầu năm nay lại tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng khá mạnh 12% so với tháng 3/2024. Tuy nhiên, từ tuần đầu tháng 4 đang có dấu hiệu giảm mạnh.

Còn về tình hình nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tháng 3/2025 đạt 261,8 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng 02/2025 và tăng 35,4% so với tháng 3/2024. Trong đó, việc nhập khẩu gỗ tần bì của Việt Nam đang có chiều hướng tăng về cả lượng và trị giá.

Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ tháng trước và năm ngoái. 

Tính riêng tuần đầu tháng 4, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường trên thế giới giảm 18% so với tuần trước đó.

Trước việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng với 180 đối tác thương mại có hiệu lực và bất ngờ thông báo tạm hoãn trong 90 ngày, giảm mức thuế xuống 10%. Doanh nghiệp trong nước có thêm thời gian để chuẩn bị và tranh thủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trong ngắn hạn và đồng thời tìm cách đa dạng hóa thị trường để tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Để các ngành hàng xuất khẩu trong đó có ngành gỗ giảm bớt áp lực, thì việc chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác là rất cần thiết. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Bắc Âu là thị trường có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu, đây là điểm đến có tính chiến lược dài hạn nhờ tính ổn định, lợi thế từ EVFTA và nhu cầu cao đối với các sản phẩm bền vững. 

Cần chuyển sang khai thác các dòng sản phẩm có giá trị cao, bền vững và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng xanh của châu Âu nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng.

Các nước Bắc Âu nổi tiếng với gu thẩm mỹ tối giản (Scandinavian design), ưu tiên sử dụng vật liệu tái chế, thân thiện môi trường và có chứng nhận nguồn gốc hợp pháp như FSC. Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng tiêu chí này như bàn ghế từ gỗ cao su tái chế, tre ép, hoặc gỗ ghép phủ veneer…

Xu hướng nội thất Bắc Âu không chỉ chú trọng tính bền vững mà còn tích hợp công nghệ thông minh, đáp ứng nhu cầu sống hiện đại. Doanh nghiệp Việt nên tận dụng cơ hội này để phát triển sản phẩm như tủ gỗ sạc không dây, đèn cảm biến, bàn làm việc kết nối thiết bị điện tử. 

Ngoài sản xuất thành phẩm, doanh nghiệp Việt cũng nên đẩy mạnh OEM/ODM, cung cấp linh kiện, bán thành phẩm cho các thương hiệu lớn như IKEA, JYSK nhằm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm rủi ro thị trường.

Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng trưởng tích cực

Tháng 3/2025, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 250 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 3 tháng đầu năm, đạt 639,2 triệu USD, tăng 6,6%.

Tín hiệu tích cực đến từ việc Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày, tạo cơ hội cho doanh nghiệp ngành gỗ điều chỉnh chiến lược, đánh giá vị thế cạnh tranh, tìm kiếm thị trường mới, và đàm phán chia sẻ rủi ro với đối tác.

Một số giải pháp được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Rà soát lại thị trường, sản phẩm, nguồn nguyên liệu.

  • Đầu tư máy móc hiện đại, tự động hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí.

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia, giảm phụ thuộc gia công và trung gian.

  • Tận dụng các FTA như CPTPP, EVFTA để mở rộng thị trường.

  • Số hóa hoạt động, phát triển kênh bán hàng online, tăng cường quản trị chuỗi cung ứng.

Vai trò của Nhà nước:

Hỗ trợ thuế, tín dụng, chi phí vận tải và logistics. Tăng cường xúc tiến thương mại, chuyển đổi số, cung cấp thông tin FTA. Rà soát chính sách thuế nhập khẩu, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp.

Về mặt hàng xuất khẩu: Trong 2 tháng đầu 2025, bàn và tủ tiếp tục là hai nhóm xuất khẩu chính. Bàn đạt 156,3 triệu USD (tăng 17,6%), tủ đạt 146,6 triệu USD (giảm nhẹ 0,1%). Một số mặt hàng tăng trưởng mạnh dù chiếm tỷ trọng nhỏ như tủ sách (tăng 522,6%), bàn trà, bàn cà phê, kệ sách. Ngược lại, các sản phẩm như bàn ăn, tủ tivi, kệ, tủ búp phê, ghế có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo: Bản tin thương mại số 15 năm 2025

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về 90 NGÀY MỸ HOÃN ÁP DỤNG THUẾ ĐỐI ỨNG: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST KÉN - 50 mã vân vải

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST 25 màu Decor

- BST V SỐ

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
NAM ĐỊNH: NPP An Tín Phát
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
0.07705 sec| 916.984 kb