Chọn laminate hay chọn veneer?

27/11/2020
Laminate và veneer là những vật liệu bề mặt được đánh giá rất cao trong ứng dụng nội thất. Một sản phẩm có nguồn gốc 100% từ gỗ tự nhiên, một sản phẩm hoàn toàn là nhân tạo, đâu sẽ là lựa chọn tối ưu hơn?

1. Laminate và veneer là gì?

Laminate hay còn gọi là HPL (High Pressure Laminate) là vật liệu bề mặt phổ biến hiện nay. Cấu tạo của laminate gồm có 3 lớp:

  • Lớp overlay: bản chất là cellulose tinh khiết, phủ trên cùng bề mặt giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và có tính quyết định đến khả năng chống trầy xước, chống va đập, chống các tác động của hóa chất, cũng các tác nhân từ môi trường, sinh hoạt.
  • Lớp decorative paper: Vẻ ngoài của laminate phụ thuộc vào lớp giấy trang trí nhúng keo melamine này. Sau khi được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, lớp overlay sẽ nóng chảy, dính chặt vào lớp giấy trang trí bên dưới, giúp giữ màu sắc của tấm laminate luôn ổn định.
  • Lớp kraft papers (lớp giấy kraft): Đây là lớp dưới cùng của bề mặt, gồm nhiều lớp giấy kraft được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho tấm laminate. Nhờ vậy mà laminate có thể ứng dụng riêng biệt khi không ép trên cốt ván.

laminate-Minh-Long
Tấm bề mặt laminate Gỗ Minh Long

Đơn giản hơn, veneer là những lớp gỗ mỏng được lạng trực tiếp từ cây gỗ tự nhiên, thường mỏng hơn 3mm, dùng để phủ lên các tấm cốt ván. Trước khi lạng, gỗ phải trải qua quy trình ngâm tẩm, sấy và luộc để hết sạch nhựa và tạo sự cân bằng về độ ẩm. Về hình thức, bề mặt này giữ được vẻ đẹp nguyên bản của gỗ tự nhiên nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều vì được sử dụng để phủ lên nhiều chất liệu khác nhau như cốt gỗ công nghiệp (ván dăm, ván MDF, ván dán) hoặc gỗ tự nhiên có chất lượng thấp hơn.

2. Ứng dụng của laminate và veneer

Laminate và veneer đều được dùng để phủ lên các tấm lõi, thường là gỗ ván dăm và ván sợi để sản xuất nội thất và trang trí không gian. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, hai bề mặt này còn là lớp rào cản hữu hiệu, ngăn chặn các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cốt gỗ, kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.

veneer 1
Veneer được lạng từ cây gỗ tự nhiên

Hầu hết các không gian nội thất đều có thể ứng dụng laminate, veneer với các hạng mục nội thất khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm thông thường, gỗ công nghiệp phủ 2 loại bề mặt này cũng hoàn toàn phù hợp với các thiết kế nội thất thông minh của thời đại mới.

3. So sánh laminate và veneer

Khả năng ứng dụng

Veneer: Phù hợp với những nơi ít hao mòn, hoàn thiện không gian cao cấp và thiên về cảm nhận bề mặt để thấy được độ chân thật của lớp gỗ tự nhiên.

Laminate: Đây lại là lựa chọn tốt nhất cho những nơi dễ bị mài mòn bởi độ bền vượt trội, khả năng chống va đập, trầy xước tốt.

Độ bền với nước

Veneer: Dễ bị hư hại, nước có thể làm hỏng lớp sơn bề mặt từ đó tác động đến lớp gỗ mỏng.

Laminate: Kháng nước khá tốt.

Khả năng chịu lực và độ bền

Veneer: Độ bền kém hơn laminate.

Laminate: So với nhiều vật liệu bề mặt hoàn thiện thì laminate có độ bền cao hơn.

Hình thức

Veneer: Mỗi tấm mang vẻ đẹp duy nhất, tạo nên giá trị khác biệt cho nội thất

Laminate: Có sẵn nhiều kiểu dáng, hoa văn, màu sắc và mang tính lặp lại.

Laminate
Laminate có thể ứng dụng ở nơi có độ ẩm cao

Bảo trì và thay thế

Veneer: Bề mặt có thể tùy chỉnh bằng cách đánh bóng, sơn. Tuy nhiên khi bị hư hỏng thì việc thay thế tương tự sẽ khó khăn vì mẫu có tính độc nhất.

Laminate: Loại bề mặt này không thể làm mới lại nhưng dễ dàng thay mới với cùng một mã màu do được sản xuất hàng loạt. Thực tế, việc đánh bóng cũng không cần thiết với chất liệu này.

Độc tính

Veneer: Vì là một loại vật liệu tự nhiên nên ván lạng không độc hại. Tuy nhiên, độ an toàn cũng sẽ phụ thuộc vào khâu xử lý bề mặt.

Laminate: Việc sử dụng keo để sản xuất tấm laminate là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phát thải hợp chất hữu cơ của bề mặt.

Khả năng tái chế

Veneer: Sau thời gian sử dụng, veneer có thể được nghiền nát để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các loại ván công nghiệp.

Laminate: Sau khi bị hư hỏng, loại vật liệu này không thể tái chế được.

Thi công

Veneer: Việc sản xuất, thi công đòi hỏi kỹ năng, dụng cụ và chất kết dính đặc biệt. Vì quá trình gia công phức tạp nên thông thường bề mặt veneer không được ứng dụng trong cho các chi tiết nội thất đã được lắp đặt sẵn. Thời gian xử lý hoàn thiện cũng kéo dài hơn so với laminate.

Laminate: Ép tấm bề mặt laminate lên cốt ván không yêu cầu phức tạp. Tấm laminate còn có thể được dán trực tiếp lên các bề mặt sẵn có. HPL là tấm bề mặt hoàn chỉnh nên không phải xử lý thêm sau khi lắp đặt.

Chi phí

Veneer: Giá thành cao.

Laminate: Kinh tế hơn so với veneer.

Chi phí vòng đời

Veneer: Phí duy trì khá tốn kém.

Laminate: Chi phí bảo trì không đáng kể.

2 loại vật liệu bề mặt có sự khác biệt khá rõ ràng. Người sử dụng có thể dựa vào những đặc điểm trên để có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu, điều kiện không gian cũng như tài chính. Nhìn chung, veneer được gợi ý cho những công trình có chi phí cao hơn còn laminate mang tính phổ thông trong thế giới nội thất nói chung. Hiện nay, laminate cũng dần được phát triển với những thiết kế không chỉ bền đẹp mà còn có chiều sâu về hiệu ứng, mang lại cảm xúc gần nhất với gỗ tự nhiên. Chính vì thế, đây là một lựa chọn có thể thay thế được phần nào cho veneer cho không gian nội thất hiện đại.

 

 

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về Chọn laminate hay chọn veneer?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
NAM ĐỊNH: NPP An Tín Phát
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
MIỀN NAM & MIỀN TÂY: Nhà phân phối PANEX
0.06083 sec| 907.211 kb