SỬ DỤNG VÁN CHỐNG ẨM ĐÚNG CÁCH
Nội thất phòng ngủ, phòng khách hay phòng giải trí có nên sử dụng ván chống ẩm không?
Ván chống ẩm rất phù hợp ứng dụng ở những nơi chịu tác động của độ ẩm cao như khu vực nhà bếp, nhà tắm, đồ nội thất dưới tầng trệt. Nhiều gia đình sẽ ưu tiên sử dụng ván chống ẩm cho nội thất ở những khu vực có độ ẩm cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn vật liệu chống ẩm ở bất kì khu vực nào cũng hoàn toàn tốt, ngay cả với nội thất phòng ngủ, phòng khách hay phòng giải trí. Với điều kiện địa hình, khí hậu ở Việt Nam đặc biệt là khu vực miền biển và miền Bắc thường có độ ẩm cao, vật liệu chống ẩm giúp việc bảo quản đồ nội thất dễ dàng hơn, tránh được tối đa hiện tượng ẩm mốc gây ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng, đồng thời độ bền sản phẩm cao cũng sẽ giảm bớt chi phí sửa chữa hoặc thay thế về lâu dài. Ván chống ẩm có thể sử dụng làm ốp tường, ốp vách, ốp trần hay ốp sàn. Với đồ ngoại thất thường xuyên chịu tác động của thời tiết như mưa/nắng, nên lựa chọn những loại vật liệu phù hợp với không gian ngoài trời.
Ván chống ẩm có khả năng chống nước tuyệt đối?
Có một số thông tin cho rằng: “gỗ MDF chống ẩm có khả năng chống nước tuyệt đối”. Đây là điều mà nhiều người nhầm lẫn và hiểu sai. Thực tế không có loại cốt gỗ nào kháng nước hoàn toàn, ngay cả đối với gỗ tự nhiên có độ đặc chắc trong lõi gỗ cao. Trong trường hợp bề mặt ván tiếp xúc trực tiếp với nước, cần lau sạch, hạn chế nước đọng vì lâu dần sẽ gây phồng rộp, tiềm ẩn nấm mốc gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Sử dụng ván chống ẩm như thế nào cho đúng cách?
Với đồ nội thất gỗ công nghiệp thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm, cần lau sạch vết nước ngay khi có hiện tượng đọng nước. Đồng thời, cần chú ý khắc phục tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh bằng cách: đóng cửa trong mùa nồm ẩm để tránh độ ẩm không khí cao trong nhà, bật điều hòa, sử dụng máy sấy, máy hút ẩm, túi hút ẩm để làm khô, mở cửa trong ngày nắng và nên sử dụng sơn chống thấm từ bên ngoài tường. Sử dụng ván chống ẩm như thế nào cho đúng cách? Với đồ nội thất gỗ công nghiệp thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm, cần lau sạch vết nước ngay khi có hiện tượng đọng nước. Đồng thời, cần chú ý khắc phục tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh bằng cách: đóng cửa trong mùa nồm ẩm để tránh độ ẩm không khí cao trong nhà, bật điều hòa, sử dụng máy sấy, máy hút ẩm, túi hút ẩm để làm khô, mở cửa trong ngày nắng và nên sử dụng sơn chống thấm từ bên ngoài tường.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm