Walk-in closet và phong cách sống hiện đại
Thực tế rằng nhiều người bắt đầu lên ý tưởng cho ngôi nhà của riêng mình đều đang tìm những giải pháp lưu trữ tích hợp mà vẫn tạo cảm giác sang trọng cho không gian. Và như một đáp áp trùng khớp, walk-in closet là thiết kế có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
1. Định nghĩa walk-in closet ?
Khái niệm walk-in closet lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980, dùng để chỉ những không gian chứa trang phục riêng biệt, đủ rộng rãi để chủ nhân thoải mái lựa chọn và thay đồ tại chỗ. Vì thế, đây không phải là một loại tủ mà thực sự là không gian nội thất độc lập. Hiện nay, walk-in closet cũng khá phổ biến tại Việt Nam, không chỉ dành cho giới nhà giàu mà đã được đưa vào thiết kế của nhiều căn chung cư có diện tích lớn.
Dressing Room cũng là phòng thay đồ nhưng nó thiên về không gian bán công cộng. Walk-in closet được biết đến nhiều hơn trong gia đình, vừa thể hiện sự riêng tư nhưng cũng đồng thời là nơi để gia chủ thể hiện phong cách của mình.
2. Một số kiểu bố trí cho walk-in closet
Tùy vào diện tích không gian của ngôi nhà, lượng đồ, phong cách hay điều kiện tài chính mà các gia đình có thể lựa chọn những kiểu thiết kế, bố trí phổ biển như sau:
Walk-in Closet 1 mặt: Đây là dạng thiết kế nhỏ và khá phổ biến. Tủ trang phục được đặt đối diện với lối vào và có khoảng không gian trống đi lại, thay đồ.
Walk-in Closet 2 mặt: Với kiểu bố trí không gian này, các tủ lưu trữ được đặt ở 2 bức tường đối diện nhau, lối đi ở giữa. Kiểu thiết kế 2 mặt dành cho không gian vừa và nhỏ.
Walk-in Closet có bàn đảo: bàn đảo đặt ở khu vực trung tâm có thể là nơi cất giữ phụ kiện, trang sức hoặc thử giày dép. Bố trí kiểu này sẽ cần có không gian lớn.
Ngoài ta, tùy vào nhu cầu và điều kiện mà gia chủ có thể bố trí tủ đồ ở cả 3 mặt tường, theo hình chữ U. Nhìn chung, dù có thiết kế như thế nào nhưng vẫn phải đảm bảo công năng, sự thuận tiện và tính thẩm mỹ.
3. Xu hướng walk-in closet
Có thể nói, walk-in closet là thiên đường riêng tư. Không đơn thuần là nơi lưu trữ quần áo, phụ kiện, sản phẩm này đã phát triển thành các không gian mang tính cá nhân hóa rất cao. Cả nam giới và phụ nữ đều mong muốn không gian ấy sẽ trở thành nơi truyền cảm hứng trong ngôi nhà của mình và là lời tuyên bố phong cách riêng đầy kiêu kỳ sang trọng. Đó cũng là điều lý giải tại sao walk-in closet sinh ra để dành cho phong cách sống mới: nhu cầu chính đáng được hưởng thụ sự riêng tư giữa guồng quay đã quá bộn bề.
Phát triển từ tư tưởng đó, bạn có tin rằng một số người đã biến walk-in closet thành nơi an trú để thiền định hoặc thư giãn một cách tách biệt? Thậm chí, dù trước đây được định nghĩa là một tủ quần áo mà chúng ta có thể bước vào, ngày nay, người sử dụng hoàn toàn có thể kết hợp các tính năng mang tính tiện nghi như máy giặt, máy sấy, máy pha cà phê, tủ lạnh mini, quầy rượu,… trong không gian walk-in. Không còn là một bộ phận kết hợp trong phòng ngủ, walk-in closet đang đi theo xu hướng phát triển thành một không gian biệt lập.
4. Lưu ý khi thiết kế walk-in closet
Các dự án tu sửa nhà ở thường xoay quanh việc thêm hoặc mở rộng tủ quần áo do nhu cầu sử dụng trang phục, phụ kiện tăng lên. Thực tế này khá bất tiện cho quá trình cải tạo và nâng cấp nhà ở. Chính vì thế, các ngôi nhà được xây dựng mới sẽ chủ động thêm không gian cho walk-in closet, giúp cho việc đáp ứng lưu trữ không bị giới hạn và đồng thời hạn chế việc bổ sung thêm tủ hay sửa chữa sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nếu như ngôi nhà không có đủ diện tích hoặc điều kiện tài chính thì đây không phải là phương án được đề xuất thiết kế.
Ngoài điều kiện về diện tích, kinh phí, trước khi bắt tay vào thiết kế walk-in closet, chủ nhà cũng cần lên kế hoạch và xác định khối lượng đồ đạc lưu trữ trong không gian này. Bên cạnh nhiệm vụ tối đa hóa diện tích lưu trữ quần áo thì các tính năng khác cũng cần được xem xét như thiết kế đảo, bàn trang điểm, kệ, gương… nhằm tạo nên một không gian hoàn chỉnh và đa năng.
Cũng giống như nhiều không gian nội thất khác, ánh sáng luôn là điểm nhấn nghệ thuật và hữu dụng – một nhân tố không thể bỏ qua trong thiết kế không gian walk-in. Nó phục vụ cho việc chọn và sắp xếp đồ đạc một cách hợp lý đồng thời đem lại sự thư giãn và trải nghiệm mới lạ cho chủ sở hữu. Bạn cũng đừng bỏ qua các yếu tố làm nên căn phòng như sàn, vật liệu tủ, cách bố trí các hệ tủ,… để không gian mang tính thống nhất và thời trang. Về chất liệu, gỗ công nghiệp phủ bề mặt đa dạng như melamine, laminates, SGP siêu bóng,…vẫn đang là lựa chọn hàng đầu để sản xuất walk-in closset. Với đòi hỏi về kích thước và yêu cầu thâm mỹ thì dòng ván khổ lớn (1220 x 2745mm) sẽ phục vụ tối ưu nhất cho hạng mục này. Không chỉ mang lại lợi ích cho chủ nhân các ngôi nhà, ván khổ lớn còn giúp tối ưu chi phí, tăng tính thẩm mỹ và tiết kiệm sức lao động của nhà sản xuất. Đây là lựa chọn đi theo xu hướng mới được nhiều nhà thiết kế tin tưởng và hứa hẹn sẽ còn nhiều ứng dụng hữu ích trong thời gian tới.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm