Bao nhiêu trận lũ quét, bao nhiêu mạng sống cho những bài học khai thác rừng bừa bãi?

30/06/2018

Đầu tháng 8/2017, nỗi lo sợ về lũ quét và sạt lở còn chưa hết bàng hoàng với những người dân tỉnh Sơn La thì cuối tháng 6/2018 lại tiếp tục chứng kiến những trận lũ gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

5 người chết tại Hà Giang do sập nhà, 14 người chết do sạ lở đất gây nhà sập và bị lũ cuốn trôi tại Lai Châu, 11 người mất tích và 12 người bị thương... Đây là những con số thống kê mới nhất của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 7h sáng ngày 27/6.

Hình ảnh sạt lở do lũ quét tại Lai Châu

Lai Châu là tỉnh tập trung nhiều thiệt hại nặng nề nhất với trên 1.700.000 m3 đất đá sạt lở trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên bản, liên xã. Phần lớn các tuyến đường đều bị tê liệt, giao thông đi lại vô cùng khó khăn. Những điểm sạt sụt vẫn đang được khắc phục với tổng giá trị thiệt hại về tài sản, cây trồng vật nuôi và cơ sở hạ tầng lên đến 300 tỷ đồng.

Hà Giang cũng là tỉnh vừa phải trải qua cơn lũ lịch sử. Nước từ đầu nguồn đổ về với lưu lượng lớn, các hồ thủy điện phía thượng nguồn sông đồng loạt xả lũ với từ 1,200m3/s đến 1,300m3/s. Lũ lên nhanh trong thời gian ngắn khiến người dân bị động bất ngờ không kịp trở tay, nhiều nhà cửa và tài sản có giá trị đã bị cuốn trôi.

Lai Châu là địa phương chịu thiệt hại nặng nề từ đợt lũ quét

Đâu là nguyên nhân của những hệ lụy này? Biến đổi khí hậu khiến Trái đất nóng lên? Vậy nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là gì?

Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 46 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy gần 900 MW. Sản lượng phát điện lên hệ thống lưới điện quốc gia ước đạt trên 1,4 tỷ KWh với doanh thu đạt gần 2,000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc một số dòng sông lớn như sông Miện, sông Nho Quế, sông Lô, sông Chảy phải “cõng” trên lưng trung bình 3 – 6 nhà máy thủy điện.

Khắc phục hậu quả mưa lũ và công tác cứu hộ tại Lai Châu

Ngăn sông thành những hồ đập khổng lồ, lòng sông bị thắt khúc như túi nước trên cao khiến mối nguy hiểm cho người dân vùng hạ lưu là thấy rõ.

Trở lại câu hỏi, vì sao những năm gần đây cường độ và tần suất các trận lũ “lịch sử” lại dày lên? Hãy nhìn những cánh rừng phòng hộ tan hoang đã bị chặt, phá, đốt không thương tiếc để tìm câu trả lời.

Diện tích rừng bị hủy diệt ngày càng lớn đồng nghĩa với việc khí hậu nóng lên từng ngày. Một phần nhiệt lượng được đại dương hấp thụ khiến các lớp nước trên mặt biển nóng hơn. Đại dương ấm khiến các cơn bão quật lại có khuynh hướng mạnh hơn, tồn tại lâu và gây nhiều mưa hơn. Câu chuyện càng trở nên nghiêm trọng với những cánh rừng đầu nguồn.

Hà Giang cũng là địa phương chịu thiệt hại nặng nề từ đợt mưa lũ

Càng nhiều cây xanh bị đốn hạ cho trơ trọi đất đá, bà con càng gặp nguy hiểm vì đất trọc không có khả năng giữ nước. Mưa lũ về, nước cứ thế vần xuống thung lũng bản làng đất đá và cây khô. “Nếu tính với giá “bèo” vài trăm nghìn/mét khối gỗ thì 1 ha rừng cũng thu được vài trăm triệu đồng.” Nếu tính giá gỗ bằng vài trăm nghìn, tính sinh mạng của người dân bằng tiền, thì những đồi trọc rồi sẽ dần nuốt trọn những khoảng rừng xanh yếu ớt.

Là đập thủy điện hay là khai thác rừng, tất cả đều là tạo tác của con người. Nên nhớ, nếu ở thủ đô chỉ mưa nhỏ thì các tỉnh miền núi đang phải hứng chịu mưa lớn, thậm chí bão, sạt lở đất, đối mặt với việc mất nhà, mất người thân và mất đi cuộc sống thường ngày của chính họ. Chỉ một ý nghĩ sử dụng gỗ tự nhiên làm nội thất, nhân lên với nhiều người cùng sở thích như vậy, những cánh rừng từ đó sẽ ra đi. Những tấm phản lớn, những sập gụ, tủ chè được làm ra và đem trưng bày, bạn có biết đó là sự đánh đổi của bao nhiêu trận lũ quét, bao nhiêu sinh mạng con người?

Đừng chỉ gửi đồ cứu trợ khi mọi sự đã rồi. Chúng ta còn nhiều cách khác để bảo vệ môi trường, ngoài sự hô hào “hãy cứu lấy hành tinh xanh của chúng ta!” Một hành động từ chối sử dụng gỗ tự nhiên là một tiếng nói không phải để bảo vệ môi trường, mà bảo vệ chính chúng ta - là tôi, bạn và những người dân vùng núi sống gần rừng và nhờ rừng.

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về Bao nhiêu trận lũ quét, bao nhiêu mạng sống cho những bài học khai thác rừng bừa bãi?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
0.05893 sec| 911.469 kb