Gỗ Minh Long cùng em đến lớp

28/08/2017
Như đã hẹn, ngày 24/8 chúng tôi xuất phát từ Hà Nội đi đến với những điểm trường đang còn thiếu thốn về cơ sở vật chất để khảo sát.

Trên đường đèo Khau Phạ, một cơn mưa trắng trời trút xuống. Vừa đi chúng tôi vừa nhìn gió giật bên triền núi, nghe tiếng mưa rơi to độp độp, những tiếng mưa to hơn rất nhiều với Hà Nội. Vì lý do an toàn, chúng tôi quyết định dừng lại ít phút ở nhà “thằng bạn cũ” của anh lái xe - Giàng A Cổ để chờ trời ngớt mưa.

Ngồi bên bếp lửa trong căn nhà gỗ cheo leo trên sườn núi, ngửi mùi khói bếp hun ám đượm trên áo, trên tóc và mọi đồ vật xung quanh bỗng cảm thấy lòng bình yên, ấm áp và hạnh phúc lạ thường. Nhìn ra ngoài, A Cổ và vợ tất bật xúc đất để bồi vào các mép cửa tránh nước vào nhà, hai vợ chồng đang lo sợ vì mưa to gió lớn sẽ sạt bay ngôi nhà đơn sơ.

Thật may mắn, cơn mưa đã ngớt, tạm biệt A Cổ chúng tôi lại lên đường. Lên đường đi tới với các em học sinh đang cần chúng tôi.

Trường PTDT BT Cao Phạ nhìn từ trên cao

Trên cung đèo Khau Phạ, trường PTDT BT Cao Phạ nằm giữa những ngôi nhà mái ngói đen của người Mông, xung quanh là những cánh đồng ruộng bậc thang xanh mượt. Mù Cang Chải sau cơn mưa giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt phẩm, ruộng đồng trù phú khiến người ta cảm thấy bình yên.

Tôi còn nhớ khi chạy xe trên đường đèo, gặp hai mẹ con người Mông đi xe máy ngược ánh nắng chiều, cậu con trai ngồi yên trước, mắt nheo nheo, mặt ngẩng lên hứng nắng. Được thiên nhiên ôm ấp và yêu thương, các em nhỏ vùng cao thật thơ ngây hồn nhiên.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng tìm tới được con đường dẫn vào bản Lim Thai. Con đường nhỏ đầy bùn sình dẫn lối vào trường, hai bên đường san sát nhà sàn, tất cả mọi người đổ xô ra hiên đứng nhìn chiếc xe ô tô bán tải lạ lẫm.

Chúng tôi tới trường vào lúc 5 giờ chiều, các em học sinh đang đứng trong sân túm năm tụm ba chơi với nhau. Nhưng điều đặc biệt là trên tay mỗi em đang cầm một chiếc thìa inox để chờ được ăn cơm!

Các em học sinh trường PTDT BT Cao Phạ

Sau khi được cô Hiệu trưởng và thầy Hiệu phó dẫn đi thăm trường bên khu học, chúng tôi sang thăm khu nội trú của các em. Trường có 710 em học sinh trong đó 98% là các em người Mông và có 500 em học sinh nội trú.

“Đông quá!” – là câu mà tôi đã thốt lên ngay khi nhìn thấy cảnh 4 hàng dài đứng xếp hàng chờ tới lượt vào ăn. Trời nhá nhem tối, sau cơn mưa trường học lại mất điện, khung cảnh lúc này thật u ám, đến bây giờ nó vẫn vương vấn trong tâm trí tôi. Thật ám ảnh!

Các em nhỏ xếp thành 4 hàng chờ lấy được vào ăn cơm

Mỗi em cầm một cái thìa, có em còn ngậm cái thìa mút mút nghe chừng đói bụng lắm. Vào đến nhà ăn mới là cả một sự ngạc nhiên lớn. Ngạc nhiên đầu tiên là các em đông hơn tôi tưởng tượng với sức chứa của một ngôi trường nhỏ như vậy, các em ngồi kín cả khu nhà ăn quây bằng tôn. Sự xuất hiện của chúng tôi không làm các em phân tán, vẫn cắm cúi ăn suất ăn của mình.

Cái ngạc nhiên thứ hai là khi nhìn xuống khay cơm mà các em đang ăn. Trong cái khay nhựa ấy là một ít cơm trắng, vài ba hạt lạc với vài con cá khô nhỏ chưa đến ngón tay út cùng một muôi canh suông. Có gì nghèn nghẹn trong lòng, tôi không dám chụp ảnh, không muốn nhìn thêm nữa. Đó là khẩu phần ăn của mỗi em học sinh. Trong đầu tôi liên tưởng tới cô con gái của mình ở nhà, luôn được yêu chiều, nũng nịu và luôn được ăn những gì ngon nhất của cả gia đình.

Trong nhà ăn của trường học

Một tháng các em được trợ cấp 400.000đ tiền ăn, bao gồm cả lương nấu ăn cho các anh nuôi, chị bếp, chi phí củi lửa, dầu rửa bát…, tính ra còn chưa đến 5.000đ cho một suất cơm cho một đứa trẻ đang tuổi ươm mầm. Ăn bữa chính còn chưa đủ no, các em có lẽ chẳng bao giờ biết đến bim bim, kẹo bánh như trẻ em thành phố. Khay ăn cơm cũng không đủ, ăn xong các em tự giác đứng dậy, mang khay ra cho cô rửa, để nhường chỗ và khay ăn cho các bạn đang xếp hàng phía sau. Vậy mà vẫn tí tách cười vui…

Suất cơm cho một đứa trẻ đang tuổi ươm mầm

Nhưng điều trăn trở nhất mà chúng tôi bắt gặp lại là nơi sinh hoạt của các em. Đơn sơ quá! Mỗi phòng ngủ có 10 – 12 cái giường tầng cho 60 – 70 em cùng ngủ. Có hai phòng mới cơi nới chỉ được dựng lên bằng gỗ, bên trong xếp giường tầng và trên giường chỉ trải chiếu, có cái dát giường còn bị gãy.

Thấy các em thẹn thùng khi nhìn chúng tôi, nép sau cánh cửa, chạy vào phòng cười khúc khích, lòng vừa thương lại vừa thấy tội. Các em nhỏ ở đây không được cha mẹ cưng nựng khi ăn cơm, cũng không có đệm êm chăn ấm để nằm, thậm chí còn không có gối ngủ, vậy mà các em vô tư, hồn nhiên quá!

Phòng ngủ của các em chỉ là căn nhà dựng bằng gỗ, bên trong xếp giường tầng bằng sắt san sát nhau.

Có mang theo bánh kẹo, nhưng không biết các em đông vậy chúng tôi xé cả gói xúc xích ăn liền, cho luôn cả cân quýt ăn đi đường. Nếu lúc đó mà có thêm cái gì ăn được trong túi, chắc tôi cũng lấy ra cho luôn!

Rời trường tiểu học, tôi vẫn còn nhớ như in gương mặt của các em học sinh, tò mò vì chiếc máy ảnh, cười vui thích thú khi bắt đầu quen nhau. Các em gái dân tộc Mông mặc áo phông, áo sơ mi giống các em học sinh thành phố, nhưng luôn diện chiếc váy dân tộc xòe hoa 4, 5 màu, chân đi dép lê, dép tổ ong, mặt mũi lọ lem mà cười tươi như hoa trong nắng.

Chúng tôi lại lên xe ngay trong lúc sẩm tối để kịp về với các công việc còn bộn bề ở Hà Nội. Lòng tôi lúc này đầy ắp sự hân hoan. Hân hoan vì đã tìm được tới với điểm trường thật sự cần sự giúp đỡ của chúng tôi, hân hoan vì những dự định sắp tới để giúp các em và các thầy cô giáo. Xen vào đó sự sẻ chia, sẻ chia tình thương người Việt Nam!

Đoàn tiền trạm chụp ảnh cùng thầy cô giáo và các em học sinh

“Không có mảnh đất nào là xa lạ. Chỉ có kẻ lữ hành là người lạ.” Nhưng lạ rồi cũng thành quen, vì những tấm lòng rộng mở. Ở nơi đây, những đứa trẻ không có nhiều điều kiện như ở dưới xuôi, nhưng đứa nào lễ phép, và chúng luôn tươi cười, hồn nhiên, vui chơi trong sân trường, trên những con đường nhỏ của bản làng, bên những cánh đồng ruộng bậc thang đủ màu sắc trong nắng vàng nhẹ của buổi chiều thu. Chúng không biết đến Iphone, Ipad, không biết đến bánh kem, kẹo mút… nhưng chúng vẫn lớn lên, hồn nhiên và yêu đời bình yên như cách chúng đang tận hưởng cuộc sống!

Cùng Gỗ Minh Long mang thêm nhiều Nụ Cười Đến Lớp:

Thời gian: ngày 4/9/2017

Địa điểm trao quà:

• Trường PTDT BT Tiểu học Cao Phạ, bản Lim Thai, xã Cao Phạ, Mù Cang Chải, Yên Bái: 710 em học sinh

• Trường PTDT BT Tiểu học Xéo Dì Hồ, bảo Xéo Dì Hồ - Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái: 508 em học sinh

Quà tặng:

• 90 bộ bàn ghế học sinh + 6 bộ bàn ghế giáo viên cho 2 điểm trường huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

• Sách vở, dụng cụ học tập

• Bánh kẹo, đồ ăn

---------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH MINH LONG – CHUYÊN GIA VẬT LIỆU NỘI THẤT GỖ

VPGD: S3, Tầng 14, Tòa nhà 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, HN.

Nhà máy: Như Lân, Long Hưng, Văn Giang, Hưng Yên.

Kho phân phối: Lô A2 CN3, KCN Vừa & Nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, HN.

Nhà phân phối: Công ty TNHH Á Phi – Cửa hàng Sông Hương – 452 Trưng Nữ Vương – TP. Đà Nẵng.

Hotline: 1900.636.668

Email: info@gominhlong.com

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về Gỗ Minh Long cùng em đến lớp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
NAM ĐỊNH: NPP An Tín Phát
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
MIỀN NAM & MIỀN TÂY: Nhà phân phối PANEX
0.06049 sec| 919.172 kb