Hạn chế trong thi công và bảo trì bề mặt veneer
Veneer là sản phẩm có giá thành cao
Bề mặt veneer thực tế là lớp gỗ lạng, với tính chất thuần tự nhiên và nhìn chung là không độc hại ở tình trạng ban đầu. Tuy vậy, để gia công lớp veneer phủ lên ván gỗ, thường là gỗ công nghiệp, vẫn cần các công đoạn sơn hoặc phủ bóng để điều chỉnh màu sắc, gia tăng độ bền bề mặt và tránh tác hại tiêu cực từ môi trường. Thực tế có những chất kết dính hoặc loại sơn không độc hại, không thải các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ra môi trường. Tuy nhiên những loại này chưa được sử dụng phổ biến vì giá thành rất cao, khiến cho thành phầm càng trở nên đắt đỏ.
Bên cạnh đó, veneer chỉ là một lớp gỗ lạng mỏng nên việc chà nhám khi hoàn thiện cũng cần cẩn trọng, quá trình này rất dễ gây ra các vết xước lõm, thậm chí là rách mà không thể sửa chữa, bắt buộc phải thay thế. Đặc tính dễ bị thấm nước cũng khiến vật liệu này nhanh bong tróc, phồng rộp, tách lớp và lộ cốt ván bên dưới. Bởi thế, veneer trở thành một bề mặt khá tốn kém vì toàn bộ bề mặt khi đó cần được thay thế.
Gia công veneer đòi hỏi trình độ tay nghề cao
Các tấm veneer không dễ dàng gia công như bề mặt melamine hay laminate. Sản phẩm này đòi hỏi những người thợ lành nghề, có chuyên môn cao. Khi gia công veneer đòi hỏi các khe hở không khí phải được loại bỏ đúng cách để có lớp bề mặt hoàn thiện. Ngoài ra, các tấm ván phủ veneer phải được thích nghi trước với môi trường lắp đặt, ít nhất giữ trong môi trường lắp đặt 3 – 5 ngày trước khi gia công hoàn thiện.
Để tăng độ bền của bề mặt veneer, công đoạn đánh bóng định kỳ cũng cần được xem xét và thực hiện đều đặn.
Quy trình bảo trì phức tạp
Bề mặt veneer đòi hỏi quy trình bảo dưỡng và đánh bóng định kỳ để giữ được yếu tố thẩm mỹ và độ bền.
Veneer, bên cạnh đó, còn là bề mặt không thể sửa chữa. Không giống như gỗ tự nhiên có thể dễ dàng sửa chữa bằng cách chà nhám nhiều lần, lớp veneer rất mỏng, khi chà bề mặt có thể gây lộ lớp cốt ván bên dưới.
Thông thường, veneer được phủ trên ván MDF hoặc ván dán (plywood) có tốc độ giãn nở hoặc co lại khác với lớp phủ trên bề mặt. Bởi vậy, khi lớp veneer co ngót theo môi trường, vật liệu bên dưới sẽ không co ngót theo cùng tỉ lệ dẫn đến tình trạng nứt vỡ lớp bề mặt veneer bên trên.
Hạn chế sử dụng với môi trường có độ ẩm cao
Khi tiếp xúc với môi trường ẩm hoặc nước trong một thời gian dài, veneer rất dễ bị hỏng. Kể cả khi có lớp sơn bóng, tấm veneer khi tiếp xúc với nước cũng dễ bị phồng rộp và hỏng.
Veneer dù mang vẻ đẹp tự nhiên và có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên, công đoạn xử lý bề mặt và bảo trì cũng khiến cho sản phẩm này rất “kén” người dùng và đòi hỏi chi phí cao so với các vật liệu bề mặt công nghiệp khác.
Hiện nay trên thị trường, bề mặt V Số - chất liệu melamine đồng vân đang được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và khả năng thay thế cho veneer nhờ công nghệ vượt trội và độ bền ổn định. Mặt V hứa hẹn là một bước tiến mới trong ngành vật liệu nội thất, xóa bỏ những rào cản tư tưởng cần sử dụng gỗ tự nhiên/veneer để có một không gian đẹp và gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, mặt V cũng là những thiết kế độc nhất – mỗi hiệu ứng film bề mặt dùng cho một thiết kế vân gỗ - khiến cho sản phẩm này không thể bị sao chép, giữ nguyên tính độc đáo và vẻ đẹp thiên nhiên của gỗ nguyên bản.
Để được tư vấn và nhận báo giá về sản phẩm V Số, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận sale hoặc gọi tổng đài 1900 636 668.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm