Làng nghề gỗ đối diện các vấn đề về lao động và tăng giá do COVID - 19
Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động tới tất cả các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, bao gồm các doanh nghiệp ngành gỗ. Đứt gãy chuỗi cung, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh thậm chí đóng cửa, dòng tiền sụt giảm, người lao động mất việc là các khía cạnh tác động phổ biến của đại dịch tới các doanh nghiệp trong ngành.
Thời gian vừa qua, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ đã tích cực duy trì kênh kết nối thông tin nhằm cập nhật tình hình tác động của dịch bệnh tới hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng giúp Chính phủ hình thành các cơ chế, chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn và chuẩn bị tâm thế cho việc quay trở lại sản xuất khi dịch bệnh được kiểm soát.
Lực lượng lao động giảm do giãn cách xã hội
Các làng nghề gỗ truyền thống (làng nghề gỗ) là một hợp phần quan trọng của ngành gỗ hiện nay bởi đây là nguồn cung quan trọng nhất về sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa. Việt Nam hiện có khoảng trên 300 làng nghề gỗ với hàng nghìn hộ gia đình và hàng trăm nghìn lao động đang tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây.
Khảo sát được thực hiện đối với 6 làng nghề tiêu biểu: Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Nội), Liên Hà (Đan Phượng, Hà Nội), La Xuyên (Ý Yên, Nam Định), và Thụy Lân (Yên Mỹ, Hưng Yên). Kết quả khảo sát cho thấy các hoạt động giãn cách trong thời gian gần đây đã làm gần 54% số hộ tại các làng nghề phải ngưng sản xuất. Phần 46% còn lại là số hộ vừa mới quay trở lại khi các hoạt động giãn cách được nới lỏng.
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề phụ thuộc lớn vào nguồn lao động từ các địa phương khác. Các hộ thuê lao động từ bên ngoài, thông thường từ các địa bàn khác trong tỉnh, đôi khi từ các tỉnh khác. Số lao động này được kết hợp với nguồn lao động của chính hộ đảm nhận các hoạt động khác nhau. Một số làng nghề như Đồng Kỵ và Hữu Bằng phụ thuộc rất lớn vào nguồn lao động từ bên ngoài, với số lượng lao động đi thuê có thể gấp 3-4 lần lao động của bản thân hộ.
Khi các hoạt động giãn cách được áp dụng, các hộ phải dừng hoạt động hoặc giảm quy mô sản xuất, nguồn lao động đi thuê không còn việc làm. Kết quả là lượng lao động đi thuê tại 6 làng nghề hiện chỉ còn khoảng 27% so với lượng lao động trước giãn cách. Hữu Bằng và Đồng Kỵ là 2 địa phương có số lao động đi thuê giảm mạnh nhất.
Lực lượng lao động làm thuê tại các làng nghề giảm không chỉ bởi các hộ giảm quy mô hoặc ngưng sản xuất, nhằm giảm chi phí đầu vào mà còn bởi các hoạt động giãn cách mặc dù đã được nới lỏng nhưng vẫn chưa cho phép người lao động di chuyển tự do tới các làng nghề.
Khó khăn về chi phí, giá thành
Thông tin khảo sát từ các hộ cho thấy trong khi đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp phải khó khăn lớn, nguồn thu của hộ giảm mạnh thì các khoản chi vật tư nguyên liệu đầu vào và cước vận chuyển tăng. Chi phí phụ liệu đầu vào như sơn, đinh ốc vít… tăng mạnh nhất, bình quân khoảng 25% so với thời điểm trước giãn cách. Các hộ tại Thụy Lân cho biết mức chi phí phụ liệu tăng cao nhất, khoảng 90% so với thời điểm trước giãn cách, đặc biệt là các loại sơn, trong khi các hộ tại Đồng Kỵ không ghi nhận mức chi phí về phụ liệu.
Chi phí vận chuyển đứng thứ 2 về tốc độ tăng, bình quân khoảng 23% so với trước giãn cách. Gia tăng chi phí vận chuyển chủ yếu là bởi chi phí phát sinh về kiểm tra xét nghiệm COVID-19 của chủ phương tiện vận chuyển, thời gian và công sức mà họ bỏ ra để xin giấy phép di chuyển giữa các địa bàn khi vận chuyển hàng hóa. Trong các làng nghề khảo sát, các hộ tại Thụy Lân cho biết mức chi phí vận chuyển tăng cao nhất (35%), tiếp tiếp là Đồng Kỵ (30%). La Xuyên là nơi có chi phí vận chuyển tăng ở mức thấp nhất (10%).
Chi phí vận chuyển tăng cũng làm cho chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, tuy nhiên mức độ tăng về chi phí nguyên liệu (trung bình 8%) thấp hơn nhiều so với chi phí vận chuyển.
Cũng giống như mọi ngành kinh tế khác, đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ làng nghề. Bối cảnh đại dịch cũng đặt ra câu hỏi lớn về tính chính danh của các hộ tại đây và từ đó cho thấy tính cấp thiết về một chính sách bao trùm nhằm hỗ trợ các hộ tại làng nghề giảm tác động tiêu cực do đại dịch gây ra và rộng hơn là tạo cơ hội phát triển ổn định và bền vững cho hộ trong tương lai.
Bên cạnh các chính sách của Chính phủ, sự đồng hành để cùng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn giữa các doanh nghiệp cũng là một giải pháp cần được thực hiện. Hiểu được những khó khăn mà các khách hàng đang đối mặt, Gỗ Minh vẫn tiếp tục mức giá cũ trong quý IV 2021 nhằm duy trì sự ổn định cho giá nguyên vật liệu dành cho các đơn vị sản xuất nội thất. Cùng với đó, chúng tôi cũng đang triển khai các chương trình ưu đãi, điều chỉnh giá bán để mang lại lợi ích cho khách hàng trong duy trì sản xuất kinh doanh.
Để tìm hiểu chi tiết các chương trình ưu đãi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 636 668.
Bài viết tham khảo thông tin từ: Báo cáo Đại dịch COVID – 19 và làng nghề gỗ: Tác động, tính chính danh của hộ sản xuất và sự cần thiết về một chính sách bao trùm của Forest Trends.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm