Sự mở rộng thị trường nội thất phục vụ ngành du lịch - nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và miền Trung
Ngành du lịch - nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và miền Trung đang chuyển mình
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên đẹp, bãi biển dài nhất cả nước, miền Trung có ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch nước ta, đặc biệt là du lịch biển. Quy hoạch vùng sẽ phát huy tiềm năng du lịch, nâng cao sức hấp dẫn, sức cạnh tranh của các điểm đến trong từng địa phương và trong toàn khu vực. Nhiều thương hiệu nổi bật trong khu vực như Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Mũi Né … tiếp tục được khẳng định.
Nhắc đến du lịch miền Trung, không thể bỏ qua Đà Nẵng. “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” phấn đấu đến năm 2020 đón gần 9 triệu lượt khách, bình quân tốc độ tăng trưởng khách 13-14%/năm, nguồn thu tăng 20%/năm. Để có thể đạt được kết quả đó thì bên cạnh đẩy mạnh quảng bá, bảo tồn và cải tạo cảnh quan, thì chất lượng cơ sở vật chất cũng cần được nâng cao, mở rộng.
Tựu chung lại, phương hướng phát triển du lịch Đà Nẵng từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung vào du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái, phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE), phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng nghề, làng quê, đa dạng hóa sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa - ẩm thực, chữa bệnh – làm đẹp, du lịch thể thao giải trí biển, phát triển du lịch theo xu hướng liên kết vùng.
Cần đa dạng về nguồn nguyên liệu xây dựng để bắt kịp sự phát triển
Những năm gần đây, số lượng khách sạn tại Đà Nẵng gia tăng rõ rệt, đảm bảo nhu cầu của khách du lịch. Năm 2010, thành phố có 181 khách sạn, 6.089 phòng. Năm 2017, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố lên 653 cơ sở lưu trú với 25.756 phòng.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu về cơ sở hạ tầng, địa điểm lưu trú của khách du lịch đến với Miền Trung cũng như Đà Nẵng thì các loại vật liệu cần đa dạng, đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp với điều kiện khí hậu, có tính thương mại cao. Với văn hoá châu Á thì gỗ vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho các công trình từ nhà ở đến văn phòng, khách sạn… mang đến vẻ đẹp thân thiện, phù hợp với nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, với tình trạng nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt thì gỗ công nghiệp chính là loại vật liệu thay thế hoàn hảo.
Lượng gỗ sử dụng trong ngành chế biến gỗ ngày càng tăng. Năm 2013, nguyên liệu sử dụng trong ngành là 25,7 triệu m3 gỗ, năm 2014 là 28,6 triệu m3, năm 2015 tăng lên 31,3 triệu m3 và trong 10 tháng đầu năm 2016 là 26,7 triệu m3.
Bên cạnh đó, những ưu điểm của gỗ công nghiệp như giá thành hợp lý, hạn chế cong vênh, mối mọt, màu sắc – hoa văn đa dạng, bảo vệ môi trường cũng là một yếu tố quan trọng khiến gỗ công nghiệp càng ngày càng được người sử dụng yêu thích và sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho gỗ tự nhiên.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm