Ván dán và nhu cầu tại thị trường Việt Nam

09/07/2020

Theo nguồn dữ liệu vận đơn quốc tế Tradesparq, chỉ trong 11 tháng đầu năm 2019, lượng giao dịch gỗ ván ép trên thế giới đạt 121.514 giao dịch, tăng đến 25% so với cùng kỳ năm 2018.

Châu Á vẫn là mảnh đất có nhiều nhà xuất khẩu ván ép của thế giới, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc (30%), Indonesia (23%), Hongkong (6%), Ấn Độ (5%) và Hàn Quốc (3%). Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước xuất khẩu ván dán với 2,3%.

Bức tranh tiềm năng về thị trường xuất khẩu này chủ yếu được “vẽ” lên tại Mỹ, chiếm hơn 48% sản lượng toàn thế giới, kế đó là Ấn Độ (13%). Nhưng đáng ngạc nhiên hơn, quốc gia chiếm vị trí thứ 3 trong bản đồ nhập khẩu ván dán lại chính là… Việt Nam với 9,21% thị phần.

Với thị trường ván dán Việt Nam hiên tại, chúng ta có rất nhiều xưởng sản xuất ván dán nhưng đa phần là phục vụ mục đích làm hàng bao bì (cho các máy cấu kiện) để xuất khẩu đi Nhật Bản hay Hàn Quốc. Hoặc ván dán được phục vụ trong các công trình xây dựng làm cốp pha. Sản phẩm này với ưu điểm về độ bền, chống cong vênh và kết cấu chịu lực tốt, tuy vậy, lại đang chưa được sử dụng nhiều trong ngành nội thất do chất lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là thị trường cao cấp để sản xuất các loại ván phủ melamine/laminates có bề mặt phẳng, đều ly. Nếu phục vụ được phân khúc này, ván dán chắc chắn không những có chỗ đứng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu rất cao.

Tại nhà máy sản xuất ván dán
Tại nhà máy sản xuất ván dán

Quay trở lại vấn đề Việt Nam là thị trường nhập khẩu ván dán lớn thứ 3 thế giới, hiện tại, có rất nhiều xưởng, nhà máy do người Trung Quốc đầu tư để phục vụ thị trường nội địa mà trên thực tế chúng ta dư khả năng tự cung ứng. Động thái này trở nên rõ rệt hơn khi Bộ Thương mại Mỹ DOC ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp lên sản phẩm gỗ dán có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vào tháng 1/2018. Mức thuế chống bán phá giá lên đến 183,36% và mức thuế chống trợ cấp là 22,98% đến 194,9%. Sau khi áp thuế, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm đi nhanh chóng, từ $800 triệu năm 2018 xuống còn khoảng $300 triệu năm 2019. Đây cũng là lý do đẩy nhanh các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam ($63 triệu năm 2017 lên $309 triệu năm 2019).

Mải nhìn thấy miếng mồi xuất khẩu “béo bở”, có phải chúng ta đã để tuột mất cơ hội làm chủ trên chính sân nhà của mình? Miếng bánh ngon 9% nhập khẩu ván dán toàn thế giới về Việt Nam vô hình trung đã bị các doanh nghiệp nước ngoài nuốt trọn, và phần lớn là về tay các nhà cung cấp Trung Quốc (chiếm hơn 95%).

Ván gỗ dán
Tấm ván gỗ dán

Thực tế là, có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn Việt Nam làm điểm “né tránh” những đòn thuế nặng nề ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Nhiều người Trung Quốc sang Việt Nam làm chui, thậm chí được người Việt Nam đứng tên giám hộ. Chính điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của thị trường và để lại không ít hệ lụy. Sau khi các mặt hàng ván ép Trung Quốc bị áp thuế, các nhà sản xuất nước này đã chuyển nhiều phần của sản phẩm sang Việt Nam để thực hiện việc lắp ráp rồi từ đó xuất khẩu sang Mỹ. Hành động này dẫn đến sự việc đầu tháng 3/2020, Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ ép cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Xin đừng tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài “bóp chết” doanh nghiệp nội địa và thao túng thị trường Việt. Đừng để những hành động đơn lẻ làm ảnh hưởng đến chính sách cho cả một cộng đồng. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng ra làm chủ sân của mình, hiểu được tình hình, nắm bắt thời cơ, tìm ra điểm khác biệt và lợi thế của chính mình để đáp ứng “cơn khát” của chính thị trường nội địa.

Đó cũng là lý do mà Minh Long luôn tìm tòi để tập trung hiệu quả vào việc khai thác tiềm năng và sự khác biệt của chính mình, kết hợp với nhu cầu thị trường để tìm ra chỗ đứng và tiếng nói phù hợp ở Việt Nam.

Thị trường ván dán trong nước sẽ còn đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức đến từ các tác động từ bên ngoài. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp khi đó là cần tỉnh táo chọn cho mình hướng đi đúng đắn ngay từ ban đầu và tiếp tục kiên định với con đường đó. Đối với người tiêu dùng trong nước, hãy lựa chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để không còn biến mình trở thành công cụ tiêu thụ của các mặt hàng không rõ nguồn gốc. Sử dụng sản phẩm uy tín trong nước cũng là tạo dựng thương hiệu cá nhân và giúp các doanh nghiệp Việt Nam có chỗ đứng tốt hơn trên chính sân nhà mình.

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về Ván dán và nhu cầu tại thị trường Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
0.05981 sec| 903.273 kb