Ép laminate - Những thông tin có thể bạn chưa biết
Laminate hiện đang là một trong những vật liệu có tính ứng dụng cao nhất trong thi công các công trình nhà ở, khu văn phòng. Nhiều người biết đến laminate như một xu hướng mới của đồ nội thất. Vậy ép laminate là như thế nào? Kỹ thuật này có những điểm gì đặc biệt? Gỗ Minh Long sẽ giúp quý khách giải đáp qua bài viết sau.
1. Ép laminate là gì?
Tấm Laminate là vật liệu dùng để phủ lên bề mặt cốt ván gỗ công nghiệp (ván dăm, ván MDF, HDF…) vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm vừa giúp bảo vệ cốt ván khỏi các tác động của môi trường.
Tấm Laminate gồm có 3 lớp là Kraft Paper (lớp giấy nền), Decorative Paper (lớp giấy trang trí) và Overlay (lớp màng phủ bên ngoài).
Ép laminate là công nghệ giúp cho tấm laminate và cốt ván gỗ gắn chặt với nhau, thông qua một loại keo chuyên dụng và nhiệt độ áp suất cao.
2. Thời gian ép laminate
Để ép laminate thì yếu tố công nghệ là không thể thiếu được. Nếu như có đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng thì thời gian ép laminate cũng được rút ngắn hơn rất nhiều. Máy ép nhiệt 3 tầng có thể ép một tấm trong vòng 5 phút, mỗi lần có thể ép tối đa 3 tấm ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Vì vậy, quá trình ép laminate không quá lâu, nhưng cần rất nhiều loại máy móc trang thiết bị hiện đại
3. Các bước thực hiện ép laminate
Sau đây, Gỗ Minh Long xin đưa ra quy trình ép laminate, để quý khách có thể dễ dàng hình dung hơn cách làm ra loại vật liệu này. Quy trình này gồm 5 bước như sau:
3.1 Bước 1: Cắt các tấm laminate
Ở bước này, các tấm laminate sẽ được cắt thành những kích thước khác nhau, phù hợp nhu cầu sử dụng. Thợ cắt cần phải chú ý để thừa ra ở mỗi cạnh của tấm laminate một khoảng tầm 5mm – 6mm để tiện cho quá trình chỉnh sửa viền. Vì tấm laminate khá dày dặn nên lưỡi cưa sử dụng để cắt phải được làm từ thép carbon.
3.2 Bước 2: Làm sạch bề mặt tiếp xúc
Đây là bước làm sạch để phục vụ cho bước dán keo. Vì vậy bề mặt các tấm code gỗ, mặt dưới của tấm laminate và mặt trái viền sẽ được thợ vệ sinh sạch sẽ.
3.3 Bước 3: Dán tấm laminate
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong công nghệ ép laminate, đó là bước dán keo. Theo đó, thợ sẽ bôi keo lên mặt dưới của tấm laminate và 2 mặt code gỗ bằng máy lăn keo. Khoảng vài phút sau khi keo đã không còn dính tay khi sờ vào thì ốp tấm laminate lên bề mặt của code gỗ. Thực hiện bước này, cần chú ý:
Căn chỉnh vị trí của tấm laminate chính xác rất quan trọng. Chúng ta có thể sử dụng 1 mẹo nhỏ là dùng vài thanh gỗ nhỏ để đặt lên code gỗ ngăn cách với tấm laminate. Điều chỉnh vị trí của tấm laminate khít với code gỗ thì rút các thanh gỗ ấy ra. Người thợ sẽ phải rút thanh gỗ từ từ nếu không sẽ lại khiến vị trí của tấm laminate xô lệch. Tiếp theo, cần dùng sức ấn miết tấm laminate vào code gỗ để chúng kết dính chặt hơn.
Lô lăn tì mạnh sẽ được sử dụng nhằm lăn đều 1 lượt bên ngoài của tấm laminate để laminate có thể bám chắc vào code gỗ. Chúng ta cần phải chú ý không để không khí còn sót lại bên trong phần keo khiến tấm laminate bị phồng rộp. Cuối cùng, việc ép keo sẽ được tiến hành bởi máy ép chuyên dụng.
3.4 Bước 4: Dán cạnh viền
Ở bước này, thợ dán sẽ lăn đều keo khoảng 10 phút lên cạnh của code gỗ và mặt trái của chỉ viền rồi đem phơi đến khi keo không còn dính tay. Tiếp theo, thợ dán sẽ dán dây bo lên cạnh tấm gỗ bằng máy dán cạnh.
3.5 Bước 5: Chỉnh sửa cạnh viền
Ép dán cạnh viền xong, chúng ta vẫn phải kiểm tra để chỉnh sửa cạnh viền lần nữa để đảm bảo độ tinh xảo của sản phẩm. Máy mài cạnh hoặc dao gọt góc 10 độ sẽ giúp thợ thi công làm việc này. Cuối cùng, chúng ta phải lau đi phần keo thừa bị lộ ra bên ngoài bằng dung môi chuyên dụng.
4. Báo giá ép laminate
Sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp có bề mặt laminate đang ngày càng nhận được sự đón nhận của nhiều khách hàng và các đơn vị thi công. Tuy nhiên, điều này làm cho giá thành ép laminate không ổn định.
Nhìn chung giá ép laminate không quá đắt và phù hợp với những đơn vị kinh doanh gỗ công nghiệp hơn nhà bán lẻ.
5. Ưu nhược điểm của ép laminate
Mặc dù laminate đang là xu hướng chọn lựa đồ nội thất của nhiều gia đình, tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngại không dám mua. Hiểu được tâm lí của quý khách, Gỗ Minh Long sẽ giúp quý khách tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của ép laminate:
5.1 Ưu điểm:
- Bề mặt laminate đa dạng về màu sắc (khoảng hơn 200 màu) và họa tiết, giúp sự lựa chọn của quý khách cũng nhiều hơn.
- Ép laminate giúp cho sản phẩm có khả năng chịu được va chạm mạnh, chống trầy xước, chịu nhiệt độ cao, khả năng chống bám bụi, tĩnh điện.
- Sản phẩm sẽ có độ bền màu cao, chịu được sự tác động của thời tiết xấu và các loại vi khuẩn; dễ vệ sinh, lau chùi và bảo quản; dễ thi công, tiết kiệm thời gian khi thi công công trình.
5.2 Nhược điểm:
- Với nhiều tính năng tốt nên giá thành bề mặt laminate cao hơn so với bề mặt melamine.
- Công nghệ ép laminate đòi hỏi người thợ cần có kinh nghiệm chuyên môn cao và khả năng sử dụng máy móc nhuần nhuyễn.
6. Hình ảnh thực tế
Để giúp quý khách có thể hình dung về công nghệ ép laminate, Gỗ Minh Long đã sưu tầm một số hình ảnh các sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu này. Gỗ ép laminate được sử dụng rất đa dạng như sau:
Tủ bếp là sản phẩm có thể làm từ gỗ ép laminate. Nó phù hợp với không gian nhà ở hiện đại hoặc tối giản.
Gỗ laminate còn thích hợp làm vách ngăn, cửa ra vào, cửa sổ trong ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng ứng dụng trong các môi trường có độ ẩm cao như nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc ứng dụng làm đồ ngoại thất.
Ép laminate hiện đang là kĩ thuật tiên tiến trong ngành xây dựng - nội thất. Các sản phẩm được làm từ gỗ ép laminate thường mang phong cách đa dạng, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ vừa đáp ứng được độ bền đẹp của sản phẩm. Hy vọng rằng, thông qua bài viết mà chúng tôi đã tổng hợp trên đây sẽ giúp quý khách hiểu thêm về công nghệ ép laminate cũng như các sản phẩm gỗ ép laminate.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm