HOME COLOR HOME: SỰ GIAO THOA GIỮA MÀU SẮC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

18/03/2023
Là người am hiểu về văn hóa lịch sử dân tộc và có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu về màu sắc không gian nội thất, Ths – Họa sỹ Lê Văn Thân – Trưởng khoa Mỹ thuật Công nghiệp & Kiến trúc – Trường Đại học Hòa Bình đã có những chia sẻ rất hữu ích về màu sắc trong không gian nội thất truyền thống ở Việt Nam.

Thưa Họa sỹ, màu sắc trong không gian nội thất trải qua các thời kỳ phát triển của xã hội đã thay đổi như thế nào?

Thực chất chúng ta hay dựa vào sự phát triển của lịch sử để làm thước đo hay chia phân khúc để nói về một lĩnh vực khác. Về lĩnh vực màu sắc, xã hội phát triển có ảnh hưởng nhiều đến tiến trình lịch sử của dân tộc.

Với giai đoạn từ 1975 trở về trước: Tính chất truyền thống thể hiện đậm nét hơn vì có sự phát triển của thời kỳ phong kiến. Màu sắc truyền thống trong ngôi nhà Việt phụ thuộc vào đời sống và khí hậu của đất nước. Việt Nam phát triển từ nền văn minh lúa nước, khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nóng bức, nền văn hóa nói chung và sinh hoạt cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Chính vì thế người dân khai thác chính cái thiên nhiên ấy phục vụ cuộc sống. Nội thất khai thác các vật liệu là tre, gỗ, đá, đất mộc hoặc đất nung thành sành, sứ, gạch,… Tất cả tạo nên một sắc thái rất ngẫu nhiên và tạo ra tư duy khách quan về thẩm mỹ, mang sắc độ thiên nhiên mộc mạc, trầm ấm. Thời điểm này chưa có tác động của các nền khoa học về tư duy nội thất và khái niệm này chưa có sự hình thành rõ ràng.

Tổ chức không gian về nội thất liên quan nhiều đến phần màu sắc. Kiến trúc thời này được thiết lập với gian sinh hoạt cộng đồng – gian giữa làm trung tâm để thờ cúng tổ tiên và bộc lộ rõ nhất về màu sắc. Khai thác gỗ không chỉ lấy vân mà còn lấy màu nâu tự nhiên của thân cây gỗ. Bên cạnh đó, gian này cũng điểm xuyết các vật thể như đồ gốm, sơn mài truyền thống tạo nên sự linh thiêng, trang trọng. Từ đó tổ chức không gian đồ vật trong một gia đình cũng bị ảnh hưởng theo, tạo nên một hệ ý thức khách quan là có màu sắc đặc trưng nhưng phân chia bằng mức sống, đời sống của từng gia đình và theo đẳng cấp trong xã hội.

Đây cũng là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn do sự đô hộ của thực dân và xâm lược của đế quốc. Không gian sống do vậy bị ảnh hưởng rất nhiều nhưng chúng ta không thể nói nó là bản sắc, mà thực chất đó là nền văn hóa ngoại lai.

Giai đoạn từ 1975 đến 1986: Vào thời kỳ này, toàn bộ màu sắc trong nội thất cũng có sự chuyển biến so với giai đoạn truyền thống. Ở các vùng nông thôn, đời sống sau những ngày giải phóng cũng rất khó khăn, người dân chưa nghĩ đến việc định hình đời sống màu sắc trong sinh hoạt nội thất; chỉ cố có chỗ ở lành lặn chứ chưa nghĩ đến yếu tố thẩm mỹ. Giai đoạn này chứng kiến sự giao thoa giữa truyền thống và văn hóa thuộc địa. Bản sắc cụ thể về màu sắc trong không gian sống không được định hình rõ mà hơi ngoại lai, người dân chưa đủ nhận thức làm cho cuộc sống của mình riêng biệt, ấn tượng mà phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố về đời sống kinh tế.

Giai đoạn mở cửa từ 1986 trở lại đây: Là giai đoạn có sự đột phá. Tất cả các lĩnh vực có sự giao thoa văn hóa ở tầm khu vực và trên thế giới. Việc đào tạo về nội thất, màu sắc và tiếp cận công nghệ có nhiều chuyển biến khiến cho đời sống văn hóa ăn, mặc, ở phát triển. Khi xã hội phát triển thì màu sắc cũng thay đổi và phát triển. Lúc đầu, màu sắc bị đan xen giữa cũ và mới, chưa thành tư duy hệ thống. Sau này, người dân nhận thức được rằng màu sắc là phần rất quan trọng trong mỗi công trình, có giá trị không chỉ về thẩm mỹ mà còn tác động đến tâm lý, giới tính, các hoạt động chuyên ngành cả về y học, giáo dục, sinh hoạt của con người, góp phần rất quan trọng trong hệ thống nội thất hoàn thiện không gian sống.

Những năm 2000 - nay, màu sắc trong kiến trúc - nội thất bắt đầu định hình rõ nét. Ở đây nội thất và ngoại thất phải là một. Khi những vật liệu mới ra đời, nó thay đổi cả màu sắc và tư duy thẩm mỹ. Trong tư duy nội thất phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu và công nghệ. Vật liệu mới thì có công nghệ mới, công nghệ mới ắt có vật liệu mới. Chưa bao giờ vật liệu trong xây dựng và kiến trúc đa dạng phong phú như bây giờ, đáp ứng gần như thỏa mãn các vấn đề về thẩm mỹ và yêu cầu của các nhà thiết kế nội thất; định dạng rõ màu sắc hiện tại, xu hướng tương lai nhờ các nhà hoạch định, nhà thiết kế có trình độ chuyên môn cao.

Theo Họa sỹ, đâu là những tông màu truyền thống của người Việt?

Tông màu đặc trưng nhất của người Việt là tông màu trầm ấm, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Tông nâu, vàng với màu sắc của vật liệu tự nhiên vẫn là chủ đạo.

Những trụ nhà bằng gỗ với chân cột bằng đá, xà gỗ lợp mái tre, nứa lá phù hợp với điều kiện sống và điều kiện khí hậu tạo nên bản sắc trong ngôi nhà Việt. Đặc biệt, vẫn có những điểm nhấn trong gian cộng đồng như những chi tiết sơn son thếp vàng hay những con nghê bằng đồng, đỉnh đồng hay đĩa gốm mang màu sắc rất đặc trưng.

HOME COLOR HOME: SỰ GIAO THOA GIỮA MÀU SẮC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI 01

Vậy còn màu sắc trong không gian hiện đại, theo Họa sỹ đâu là chìa khóa cho các nhà thiết kế thời đại ngày nay?

Giống như thời trang cho nội thất: thời trang là cái đẹp của thời gian, không bao giờ đứng yên một chỗ. Màu sắc cũng theo xu thế của thời đại và thay đổi không ngừng. Nhà thiết kế khi hành nghề thì bắt buộc phải nắm bắt được 2 yếu tố này: đối tượng thiết kế và mục tiêu ứng dụng. Phải hiểu được không gian ấy, kiến trúc ấy phục vụ cho cái gì, đối tác mong muốn điều gì để có những thiết kế phù hợp phục vụ chính xác công năng.

Những người trong ngành đào tạo, thiết kế hay sản xuất đều phải cập nhật, tiếp nhận tất cả những xu hướng phát triển, phải hiểu được tư duy của người Việt và không thể chỉ phụ thuộc vào một tầng lớp. Xã hội càng phát triển thì con người càng có điều kiện thay đổi không gian sống. Đời sống tốt lên, tiền dư thì họ càng không muốn ở mãi trong một không gian cũ kỹ. Trong một không gian cũng có thể xuất hiện nhiều thế hệ, lứa tuổi, nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, đầu tư vào vật liệu mang màu sắc cả truyền thống và đương đại là lối đi cần thiết.

Về màu sắc, tư duy thẩm mỹ và nhận thức của con người ngày càng đi vào màu tương phản mạnh. Tư duy va chạm trong thời đại công nghiệp mạnh, màu sắc cũng tạo sự kích thích cho họ theo tư duy công nghiệp. Nhưng vẫn có một số công trình vẫn kết hợp cả truyền thống với hiện đại nên các nhà thiết kế, nhà cung cấp vật liệu phải giới thiệu các vật liệu mang tính hiện đại – kết nối với truyền thống trong một không gian để giáo dục và giữ gìn bản sắc. Nếu thiên về truyền thống thì lại mất đi tính đương đại theo nhu cầu thực tế của xã hội. Điều này cũng trùng với hướng đi Thời trang cho nội thất mà Gỗ Minh Long theo đuổi. Đây là hướng đi đánh thức toàn bộ tư duy nhận thức của con người về màu sắc trong nội thất. Nói về thời trang ai cũng chỉ nghĩ nó là bộ quần áo, phụ kiện,… nhưng Thời trang cho nội thất thì rộng hơn nhiều. Thực chất, nó chính là “bao bì” trong một không gian sống và là “bao bì” cho những vật thể đặt trong không gian sống. Nó bao gồm cấu trúc – tức là hình thể, có màu sắc và có sự tương tác giữa màu sắc và cấu trúc để phục vụ cho một nội dung cụ thể trong môi trường sống. Thời trang cho nội thất là câu chuyện cả trong và ngoài ngôi nhà, ở không gian sinh hoạt đơn lẻ hay cộng đồng, phục vụ các vùng miền, các dân tộc.

Cảm ơn những chia sẻ của Họa sỹ!

 

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về HOME COLOR HOME: SỰ GIAO THOA GIỮA MÀU SẮC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
NAM ĐỊNH: NPP An Tín Phát
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
MIỀN NAM & MIỀN TÂY: Nhà phân phối PANEX
0.05575 sec| 937.141 kb