6 tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để đánh giá chất lượng gỗ công nghiệp

08/11/2019

Mỗi tấm ván gỗ công nghiệp đều có những chỉ số kỹ thuật đo lường cụ thể. Đây là tiêu chuẩn để phân biệt chất lượng các loại ván trên thị trường. Hãy cùng Gỗ Minh Long tìm hiểu về 5 tiêu chuẩn cơ bản nhất được sử dụng để đánh giá một tấm ván gỗ công nghiệp trong bài viết dưới đây.

1. Độ trương nở theo chiều dày sau 24 giờ ngâm nước – Thickness Swelling 24h

Thuộc tính của ván gỗ là khả năng hút ẩm. Độ trương nở theo chiều dày của một tấm ván gỗ công nghiệp do vậy được đo bằng cách ngâm tấm ván trong nước sau 24 giờ và ghi nhận các chỉ số.

Độ trương nở có lẽ là nhân tố quan trọng nhất khi xem xét tới các yếu tố liên quan đến độ ẩm. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều thành tố như loại gỗ, kết cấu nguyên liệu, tỷ trọng ván, mật độ chất kết dính, quá trình trộn nguyên liệu và điều kiện ép tấm ván. Việc kiểm soát độ trương nở nên bắt nguồn từ việc hiểu rõ các yếu tố trên, thông qua một vài bước xử lý đặc biệt.

Vì độ trương nở bị ảnh hưởng bởi quá trình sản xuất ván, nên việc xử lý các điều kiện về nguyên liệu, tỷ lệ thành phần, dây chuyền công nghệ,… sẽ thay đổi đáng kể tiêu chuẩn này. Một tấm ván có độ bền cao thì sẽ có độ trương nở thấp và hàm lượng keo trong tấm ván cao. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, việc hấp sơ bộ nguyên liệu gỗ cũng là một cách hạn chế độ trương nở của tấm ván.

Độ trương nở theo chiều dày sau 24 giờ ngâm nước được sử dụng để test các loại ván thông thường. Với ván chống ẩm theo tiêu chuẩn V313, quá trình test còn nghiêm ngặt hơn với thời gian tổng 21 – 28 ngày, trải qua chu trình lặp lại 3 lần gồm: 3 ngày ngâm trong nước ở 20 độ C; 1 ngày cấp đông ở - 12 đến -25 độ C và 3 ngày làm nóng ở 70 độ C.

Cốt ván MDF chống ẩm Gỗ Minh Long

Cốt ván chổng ẩm tiêu chuẩn V313 của Gỗ Minh Long

Độ trương nở theo chiều dày sau 24 giờ ngâm nước là chỉ số quan trọng. Tấm ván có độ trương nở thấp sẽ hạn chế tình trạng bị phồng rộp, cong vênh ở mép ván trong quá trình sử dụng, đặc biệt là ở những môi trường ẩm. Khí hậu Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc có mùa nồm ẩm với độ ẩm rất cao là một bất lợi đối với việc sử dụng ván gỗ công nghiệp. Vì vậy, cần lựa chọn những loại ván có khả năng chống ẩm cao, được đảm bảo chất lượng từ các nhà cung cấp uy tín để sản xuất nội thất nhằm tránh tình trạng biến dạng đồ nội thất sau một thời gian ngắn sử dụng.

2. Liên kết nội – Internal Bond

Đây là chỉ số đo lường tính liên kết giữa các phần tử trong tấm ván, thể hiện khả năng chịu lực tác động của tấm ván. Liên kết nội hay độ bền kéo của tấm ván thấp sẽ dẫn đến tình trạng nứt gãy và gây ra lỗi trong quá trình ép phủ bề mặt. Chỉ số này phụ thuộc vào số lượng liên kết, diện tích trung bình bề mặt ván cũng như tính chất của từng loại vật liệu sản xuất ván. Liên kết nội cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong quá trình sản xuất.

Các chỉ số về độ bền kéo, khả năng chịu lực của tấm ván cũng như khả năng đàn hồi sau khi chịu lực tác động có mối quan hệ tương quan với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình sử dụng đồ nội thất làm từ ván gỗ công nghiệp.

Tấm ván có liên kết nội tốt sẽ hạn chế khả năng bắt vít kém và sự xô lệch sau khi tháo lắp, di chuyển của đồ nội thất.

3. Độ bền uốn – Bending Strength

Độ bền uốn của tấm ván được xác định bằng cách đo lường độ biến dạng của tấm ván khi đặt một tải trọng xác định lên bề mặt tấm ván. Chỉ số này tỷ lệ thuận với mật độ gỗ. Một tấm ván có chất lượng tốt thì cả độ bền uốn và độ bền kéo (liên kết nội) đều cao và ổn định. Độ bền kéo theo chiều dài tấm gỗ thường cao gấp 10 – 20 lần độ bền uốn theo phương vuông góc.

Độ bền uốn trong gỗ công nghiệp – Bending Strength

Thí nghiệm xác định độ bền uốn trên mẫu ván (nguồn: Internet)

Theo nghiên cứu được thực hiện để so sánh một số tính chất cơ lý của các loại ván gỗ công nghiệp sử dụng trong ngành nội thất, độ bền uốn và chỉ số về độ bền kéo trên ván MDF cao hơn so với ván dăm. Về độ bám vít, cả ván dăm và ván MDF đều có chỉ số khá cao. Những tính chất này cần được xem xét trong quá trình lựa chọn vật liệu thiết kế.

Bởi vậy, ván dăm thường được lựa chọn làm cửa hoặc làm vách ngăn có tác dụng cách âm tốt và không phải chịu tải trọng lớn còn ván MDF hay MDF chống ẩm thường làm cánh hoặc thùng tủ do phải chịu tác dụng nhiều từ những lần đóng mở. Ván MDF chống ẩm cũng được sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà vệ sinh. Tuy vậy, trên thị trường xuất hiện nhiều loại ván chống ẩm với các cấp độ chất lượng khác nhau mà người tiêu dùng không thể phân biệt bằng mắt thường. Có những loại ván có màu xanh nhưng không hề có hàm lượng keo chống ẩm trong tấm ván. Việc người tiêu dùng lầm tưởng ván màu xanh là ván chống ẩm đã tạo ra kẽ hở để các loại ván kém chất lượng thâm nhập thị trường.

4. Mô đun đàn hồi – Modulus of Elasticity

Mô đun đàn hồi là chỉ số đo lường khả năng chống chịu biến dạng của vật thể khi có một lực tác động lên nó. Chỉ số này được đo bằng độ dốc đường cong biến dạng của tấm ván trong vùng biến dạng đàn hồi. Tấm ván có độ cứng cao thì sẽ có mô đun đàn hồi cao hơn.

Các tính chất cơ học của ván gỗ công nghiệp được đánh giá thông qua độ bền uốn (MOR); mô đun đàn hồi (MOE) và liên kết nội (IB). Việc tăng nhiệt độ ép ở thời gian không đổi hoặc tăng thời gian ép ở nhiệt độ không đổi sẽ làm tăng mô đun đàn hồi của ván dăm. Nguyên nhân là tăng nhiệt độ ép giúp làm tăng khả năng liên kết trong chất kết dính từ đó tăng độ bền và độ cứng của tấm ván. Nhiệt độ thấp hơn trong quá trình ép nóng sẽ dẫn đến độ bền kém vì khi đó keo còn chưa “chín” để các các thành phần keo kết dính với dăm gỗ. Tuy vậy, việc điều chỉnh nhiệt độ quá cao cũng có thể gây ra hiện tượng cháy keo. Cả hai trường hợp trên đều khiến cho độ cứng và tính liên kết của các thành phần trong tấm ván giảm.

Hơn thế nữa, chỉ số mô đun đàn hồi còn chịu ảnh hưởng của các thành phần trong chất kết dính, khả năng liên kết của keo và chiều dài sợi gỗ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi về nhiệt độ ép trong khi sản xuất; thời gian; sự tương tác giữa nhiệt độ và thời gian cũng ảnh hưởng đến mô đun đàn hồi.

Những tấm ván có mô đun đàn hồi và liên kết nội thấp thường gây ra hiện tượng võng xệ khi phải chịu tải trọng lớn. Ván không thể hồi phục lại nguyên trạng ban đầu dù không còn lực tác động nữa.

5. Tỷ trọng ván – Density

Mật độ hay tỷ trọng ván được định nghĩa là khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật liệu, cả hai được đo ở cùng điều kiện độ ẩm.

Vì gỗ là vật liệu hút ẩm, có đặc tính hút và giữ độ ẩm, việc hấp thụ độ ẩm làm tăng trọng lượng và khối lượng gỗ. Tuy nhiên, khối lượng gỗ không tăng mãi trong môi trường ẩm mà chỉ tăng cho đến mức bão hòa (độ ẩm khoảng 30%).

Ngoài ra, mật độ gỗ còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc gỗ. Việc này ảnh hưởng đến các hình thức ván gỗ công nghiệp được sản xuất và ứng dụng của từng loại ván đó.

Ván chống ẩm tiêu chuẩn HMR V313 Gỗ Minh Long

Độ bền tấm ván sẽ tăng khi mật độ/tỷ trọng ván tăng. Khi tiến hành đo tỷ trọng ván, cần xác định độ ẩm trong các bước đo khối lượng và thể tích ván. Thông thường, tỷ trọng ván được đo lường trong điều kiện không khí khô trong khi khối lượng và thể tích gỗ được đo trong môi trường có độ ẩm từ 12 – 15%. Tỷ trọng ván cũng thường được tính bằng cách đo khối lượng khô của tấm ván và đo thể tích ở điểm bão hòa về độ ẩm (khoảng 30%).

Hiểu rõ về tính chất của từng loại ván sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quyết định lựa chọn nguyên liệu sản xuất đồ nội thất. Là thương hiệu hơn 10 năm tuổi trên thị trường, Gỗ Minh Long đã dành 5 năm theo đuổi và cung cấp dòng ván MDF chống ẩm V313 ra thị trường. Đây là nguồn nguyên liệu được sản xuất và nhập về từ những đơn vị cung cấp uy tín nhất trên thị trường như Panel Plus, Sumitomo, SPF có chất lượng cao nhất trên thị trường hiện nay.

6. Phát thải Formaldehyde - Formaldehyde Emisssion

Keo Urea Formaldehyde (Viết tắt UF) và Melamine Urea Formaldehyde (MUF) được sử dụng phổ biến trong sản xuất gỗ công nghiệp như ván MDF, ván dăm,..trong đó formaldehyde là hợp chất có hại cho sức khỏe con người. Trong nhiều thập kỷ qua, các quốc gia đã và đang tiếp tục nỗ lực nhằm giảm lượng phát thải formaldehyde từ gỗ nội thất. Mục tiêu cuối cùng là sản xuất những tấm ván có độ phát thải bằng với gỗ tự nhiên chưa được xử lý.

Hiện nay, châu Âu và các nước phát triển chỉ cho phép sử dụng ván đạt tiêu chuẩn E1, E0; tại Việt Nam, ván E2 vẫn được chấp nhận.

Nồng độ phát thải Formaldehyde cho biết hàm lượng hợp chất hữu cơ này trong ván để xếp loại độ an toàn đối với sức khỏe con người. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng cũng như quyết định giá thành của tấm ván.

Tiêu chính đánh giá chất lượng cốt ván

 

Tiêu chí đánh giá chất lượng cốt ván -1

Trong bối cảnh có nhiều loại ván chống ẩm không rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng “trôi nổi” trên thị trường như hiện nay, việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín với giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng như Gỗ Minh Long sẽ giúp cho người tiêu dùng yên tâm hơn với sự lựa chọn nguyên vật liệu làm nội thất cho các công trình.

       

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về 6 tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để đánh giá chất lượng gỗ công nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
0.05852 sec| 940.016 kb