Bão Doksuri – hậu quả điển hình của biến đổi khí hậu

16/09/2017
Cơn bão số 10 của năm 2017 – Doksuri được đánh giá là cơn bão mạnh nhất từ năm 2014 đến nay đang đổ bộ mạnh vào đất liền các tỉnh nam bộ gây ra mưa lớn và thiệt hại về tài sản.

Sức gió cấp 11-12 và mưa lớn từ miền Bắc tới Trung Trung Bộ và một phần Tây Nguyên khiến cơn bão được dự đoán gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tỉnh thành mà nó đi qua. Tốc mái nhà, đường ngổn ngang chướng ngại vật là cây và các cột điện đổ rạp là những hậu quả hiện tiền mà các cơ quan truyền thông vẫn đang cập nhật theo giờ.

Mưa không ngừng về miền Trung
Mưa không ngừng về miền Trung

Theo cơ quan khí tượng Nhật Bản, cơn bão đạt cấp 13 và giật tới cấp 17. Được hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở phía đông Philippines, sớm 13/9 bão Doksuri vượt qua quần đảo này và trở thành cơn bão thứ 10 ở biển Đông.

Trận bão bật tung mái tôn ra tới đường lớn
Trận bão bật tung mái tôn ra tới đường lớn

Theo Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai (ban hành tháng 8/2014), áp thấp nhiệt đới, bão có 5 cấp độ rủi ro. Riêng việc đánh giá bão mạnh hay yếu cần căn cứ vào bảng thang đo sức gió.

Bão cấp 10 gây gió mạnh 89 – 102 km/h làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền.

Bão cấp 11 gây gió mạnh 103 – 117 km/h, mưa rất to, gây ngập úng, sạt lở đất có lũ quét và lũ ổng ở vùng cao, vùng trũng.

Bão cấp 12 gây gió mạnh 118 – 133 km/h, gây nguy cơ vỡ đê không kiên cố.

Trên đây chỉ là những con số để đo lường mức độ thiệt hại mà cơn bão có thể gây ra. Doksuri có vùng tâm bão rộng tới 40 km đã gây ra nhiều thiệt hại “đáng sợ” với những người dân nơi cơn bão đi qua. Tháp truyền hình đổ sập ở xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh; các xã bị chia cắt cục bộ do cây cối và cột điện ngã đổ ở Quảng Bình; 11 ki ốt ở thị xã Cửa Lò, Nghệ An nằm trúng tâm cơn lốc xoáy nên bị san phẳng hoàn toàn; gió giật và mưa lớn ở Nghệ An khiến một số đoạn đê xung yếu ở xã Quỳnh Thọ - Quỳnh Lưu bị sóng đánh hư hỏng và có nguy cơ bị vỡ; người dân Hà Tĩnh phải sơ tán vào trường học chống bão; Thanh Hóa, nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La, dù ở rìa cơn bão cũng đối mặt với nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ. Thực tế khiến người đọc phải rùng mình trước sự biến đổi của khí hậu, kéo theo đời sống của con người cũng bị ảnh hưởng và phải thích nghi với thiên tai.

Tháp truyền hình cao 100m ở thị xã Kỳ Anh bị gãy gập (nguồn: vnExpress)
Tháp truyền hình cao 100m ở thị xã Kỳ Anh bị gãy gập (nguồn: vnExpress)

Những cơn bão đổ bộ vào miền Trung hàng năm với cường độ ngày càng mạnh khiến cuộc sống của người dân thêm khó khăn. Nắng nóng đỉnh điểm và bão mạnh lịch sử là những cụm từ không còn xa lạ với các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian gần đây. Cùng với đó là “phá rừng làm rẫy”; là sạt lở; mất nhà; cuốn bay ruộng vườn; gia đình ly tán và những nỗi buồn thiên tai không bao giờ lành.

Hàng ngày, chúng ta đang tác động vào Trái đất theo những cách khác nhau, để rồi “mẹ thiên nhiên lại nổi giận” và nổi giông bão hết lần này tới lần khác. Nhưng những hành động khai thác vẫn không ngừng diễn ra. Rừng vẫn bị “kéo tuột” nhường chỗ cho những cánh đồng ngô, đồi núi không còn được phủ xanh và gỗ tự nhiên về với thành phố, biến thành những món đồ nội thất trong nhà, quầy kệ trong văn phòng, trong quán xá theo một cách rất tự nhiên và có phần dửng dưng.

Người dân đang gia cố đê biển tại huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An (nguồn: vnExpress)
Người dân đang gia cố đê biển tại huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An (nguồn: vnExpress)

Nếu còn tiếp tục khai thác mà không trồng rừng, Trái đất sẽ còn “đau” và “nổi giận” với con người đến mức độ chịu đựng nào? Nếu dùng gỗ công nghiệp thay vì gỗ tự nhiên, bao nhiêu cánh rừng sẽ được cứu? Liệu quá trình biến đổi khí hậu có thể “chậm lại” khi ta thay đổi thói quen tiêu dùng và nghĩ nhiều hơn về việc bảo vệ thiên nhiên?

“Miền Trung ơi xin đừng mưa nữa – Ngập hết cả rồi sống dựa vào đâu!”
“Miền Trung ơi xin đừng mưa nữa – Ngập hết cả rồi sống dựa vào đâu!”

Tại mỗi nơi mà nhà máy gỗ công nghiệp được mở ra, chính quyền địa phương đều khuyến khích bà con trồng rừng để phủ xanh những nơi núi đồi còn trống trải. Trồng rừng, người dân nhận được lợi ích từ chính những ha rừng mà mình chăm sóc trong những năm đầu, và chính những địa phương này sẽ giảm thiểu nguy cơ sạt lở và lũ cuốn trôi khi những trận bão như Doksuri có không may xảy ra. Hiểu được điều này, Gỗ Minh Long cũng mong muốn đồng hành với những cánh rừng mới để phủ xanh đồi núi, để những thông tin thiệt hại về người và của tại các tỉnh duyên hải không còn xuất hiện nhiều trên báo.

---------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH MINH LONG – CHUYÊN GIA VẬT LIỆU NỘI THẤT GỖ

VPGD: S3, Tầng 14, Tòa nhà 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, HN.

Nhà máy: Như Lân, Long Hưng, Văn Giang, Hưng Yên.

Kho phân phối: Lô A2 CN3, KCN Vừa & Nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, HN.

Nhà phân phối: Công ty TNHH Á Phi – Cửa hàng Sông Hương – 452 Trưng Nữ Vương – TP. Đà Nẵng.

Hotline: 1900.636.668

Email: info@gominhlong.com

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về Bão Doksuri – hậu quả điển hình của biến đổi khí hậu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 11 màu V Số mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
0.06632 sec| 902.336 kb