Câu chuyện người thầy nhân ngày 20/11

19/11/2020
Nghệ sỹ Thiền họa – Nhà giáo Trịnh Hữu Ngọc (1912 – 1997) – người được cho là Nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đã có những quan điểm về cuộc sống và việc giảng dạy nghệ thuật giá trị cho đến tận ngày nay. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mời bạn đọc cùng nhìn lại một số quan điểm của ông trong lối sống và cách truyền đạt tới các thế hệ tiếp nối để thầm biết ơn và trân quý những người thầy lớn trong cuộc đời.

Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Trịnh Hữu Ngọc sinh ra tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Sự nghiệp của ông gắn liền với xưởng làm nội thất MÉMO Ébénisterie ở số 19 Rue Jean Soler (bây giờ là số 78 Hàng Bông Nhuộm). Thương hiệu Nhà trang trí nội thất và làm đồ gỗ kiểu mới đầu tiên ở Việt Nam cũng từ đó ra đời. “MÉMO bắt nguồn từ chữ mémoire, muốn nói rằng ai đã dùng đồ của mình là sẽ nhớ mãi…”

Ông “MÉMO” cũng là người làm toàn bộ nội thất đồ gỗ nhà 48 Hàng Ngang cho thân chủ Trịnh Văn Bô, vừa lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh về đó ở và viết bản tuyên ngôn độc lập cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo đề nghị của Nguyễn Hữu Đang và Ngô Huy Quỳnh, ông đóng góp gỗ và thợ của xưởng MÉMO để dựng lễ đài tuyên bố Việt Nam độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.

Năm 1948, ông đưa khái niệm “Công dụng, Bền chắc, Duyên dáng và Tiết kiệm” vào thiết kế và sản xuất đồ gỗ với mục đích cổ động một lối sống mới cho tầng lớp trung lưu đô thị. Những quan điểm của Trịnh Hữu Ngọc về nội thất và việc giảng dạy vẫn còn có giá trị đến ngày nay.

1. Bình cũ rượu mới – Nội thất mới theo ý thức truyền thống dân tộc (1960)

Qua các thời đại, mỗi lúc đồ dùng được cải tiến, thì lề lối chế biến cũng tiến bộ hơn, hình dáng đồ đạc cũng thay đổi theo. Nét chính của dân tộc là lối sống giản đơn, tiện ngồi tiện nằm, sẵn tay dễ lấy. Chỉ cần có ý thức giữ gì bỏ gì, khéo thu xếp, có nhiệt tình với cuộc sống mới, thì bình cũ rượu mới càng ngon. Bỏ hình dáng to nặng, bỏ kiểu cách cầu kỳ, bỏ nếp sống bị trói chặt với người chết. Đồ đạc gọn nhẹ, hợp lý, dễ sản xuất hàng loạt. Đây là tất cả ý thức hợp lý tiêu dùng để hợp lý hóa sản xuất, quan điểm lao động cao, quan điểm sống đặc biệt xã hội chủ nghĩa.

Nhà giáo Trịnh Hữu Ngọc bên kiểu ghế ưa thích

Có nhiều người lo rằng sản xuất hàng loạt, kiểu mẫu hàng loạt, nhà nào cũng như nhà nào là dễ chán. Nhưng bản thân đồ đạc không tạo nên vẻ vui sống trong nhà – mà là ý thức tiêu dùng bài trí.

Bản thân chúng ta cũng có hình thức đồng đều của đồ sản xuất hàng loạt, ngay đến sự ăn sự học cũng là trên cơ sở sản xuất hàng loạt; thế mà chúng ta có ai giống ai đâu?

Đồ đạc trong nhà cũng vậy, gỗ mộc đóng đinh, khéo dùng khéo bày, vẫn dễ yêu dễ nhớ hơn là hàng trắc hàng gụ để khoe của hiếm giá đắt.

Nếp sống giản dị có cái đẹp vạn năng – tỏ rõ tính giản đơn cao độ không biết phô trương khoe mẽ, không nô lệ hàng hóa để tự bó buộc đời mình. Nó như cơ thể con người – Tất cả các bộ phận đều xếp được gọn gàng trên 2 chân, đi đâu ở đâu cũng được đầy đủ – hai bàn tay 10 ngón làm đủ mọi việc.

2. Tư tưởng dạy học

Giảng dạy không phải là trao đổi văn kiện

Trong ba năm (1963-1965), dạy thiết kế gỗ và trang trí nội thất tại Trường Mỹ thuật Công nghiệp, Trịnh Hữu Ngọc lập cho mỗi học trò của mình một hồ sơ, lưu giữ những bài tập, nhận xét của thầy và ý kiến của trò, bằng cách viết cho nhau để riêng vào hồ sơ ấy, không ai khác biết. Việc giảng dạy vốn là một việc giao cảm trực tiếp giữa thày và trò, cần có tình cảm tốt, có sự chăm sóc âu yếm tận tình, không phải là việc trao đổi văn kiện.

Những trang viết và bản vẽ trong việc thực hành và giảng dạy thiết kế nội thất của Trịnh Hữu Ngọc thời kỳ này cho thấy sự say sưa “không tưởng” của ông, muốn dùng thiết kế nội thất để thúc đẩy xây dựng nếp sống mới của quảng đại quần chúng.

Nội dung thứ tự một bài giảng

• Thứ nhất: Tính thực dụng - Tại sao kích thước như thế?

• Thứ hai: Tính Mỹ thuật - Tại sao hình dáng như thế?

• Thứ ba: Kỹ thuật - Tại sao dùng mộng dùng gỗ như thế?

• Thứ tư: Tại sao đơn giản hóa công việc như thế, tiết kiệm gỗ và công như thế?

• Thứ năm: Đạo đức - Thái độ lao động – Tại sao phải biết quý của công, quý thành quả lao động để biết sáng tạo và sử dụng hợp lý những công trình lao động của công nhân – Nên học hỏi với ý thức nào?… Phải khiêm tốn học hỏi nhân dân.

Những tư tưởng này ngày càng đúng đắn, được thực chứng trong thời buổi vật chất 4.0. Khi tích lũy tri thức nhân loại dư thừa trên Wiki, google, trí tuệ nhân tạo AI,… vai trò của người thầy không còn chỉ bó gọn trong việc truyền dạy kiến thức nữa mà quay trở lại những giá trị cốt lõi của nghề dạy học: Phát hiện và kích hoạt những tố chất của người học thông qua các phương thức giao tiếp, điều đang bị phai nhạt trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng dạy học của Trịnh Hữu Ngọc

3. Những điều suy ngẫm từ phong cách Nhà giáo Trịnh Hữu Ngọc

Thiết kế nội thất đang là nghề “hot”. Có nghề, chịu khó thì kiếm được tiền, lại được tiếng là nghề sang quý. Kiến trúc sư, họa sỹ, cử nhân trang trí, thợ lành nghề, chủ nhà… đều có thể xưng danh “nhà thiết kế nội thất”. Các thiết kế nội thất tràn lan, chạy theo thị hiếu và thị trường, đang làm hỗn loạn các giá trị thẩm mỹ và nếp sống mới của các cư dân đô thị.

Phong cách Nhà giáo Trịnh Hữu Ngọc

Nội thất nhà ở đang được quan niệm như một thứ đánh bóng, khẳng định vị thế, độ sang giàu của chủ nhà, nhất là ở tầng lớp trung lưu giầu có. Nhà nhà theo mốt đồ dùng phải là gỗ súc (gỗ nguyên khối), bàn ăn dầy hơn chục cm chạy dài vài mét. Rồi thì một chiếc chưa đủ, nhà giàu có phải vài cái, từ băng ghế ngồi, kệ để ti vi,… Đó là một sự phí phạm tài nguyên.

Hiệu ứng showbiz này đang ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và lối sống gấp của thế hệ trẻ, lối sống bày hàng khoe của, đánh bóng bản thân, sống nhanh sống gấp.

Đất nước ta còn nghèo, đang trên đường phát triển. Với xấp xỉ 80% dân số là nông dân và công nhân lao động, lực lượng dân số đông đảo này chưa được quan tâm đúng mức trong tổ chức không gian sống, đặc biệt là không gian nội thất.

Lý luận và phê bình kiến trúc nội thất còn đang bỏ trống. Và với vai trò là nghệ thuật tổ chức cuộc sống – kiến trúc cần bắt đầu từ phía bên trong, khởi nguồn từ kiến trúc nội thất.

Bài viết có sử dụng tư liệu được đăng trên Tạp chí Kiến trúc

Cùng chuyên mục
0 bình luận, đánh giá về Câu chuyện người thầy nhân ngày 20/11

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ

Bạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?

- BST 25 màu Decor

- BST 17 màu V Số SON mới nhất

- BST  Melamine 14 màu đơn sắc 2021

- BST Home Color Home

- BST Cata Laminate 

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Liên hệ với chúng tôi
Gửi yêu cầu
Hệ thống cửa hàng
Văn phòng giao dịch
Nhà máy
Kho Cầu Diễn
Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín
Kho Thạch Thất
Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh
Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông
BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor
BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh
HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát
THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang
HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương
Kho Nghệ An
THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa
THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start
HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa
ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn
0.06246 sec| 911.023 kb